Chương 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề có tính chất nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”1. Vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất là vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
– Mặt thứ nhất (Bản thể luận): Trả lời cho câu hỏi, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Tùy thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi này, các học thuyết triết học khác nhau chia thành hai trường phái cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
+ Chủ nghĩa duy vật: Là trường phái triết học khẳng định, vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và không do ai sáng tạo ra; ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Các hình thức của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học:
Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ (thời kỳ Cổ đại): Xuất hiện ở nhiều dân tộc trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp cổ đại). Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn, nhưng mang tính ngây thơ, chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào thành tựu của khoa học, các bộ môn khoa học lúc đó cũng chưa phát triển.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỷ XVII – XVIII): Các nhà duy vật thời kỳ này xem xét giới tự nhiên và con người chỉ như hệ thống máy móc, phức tạp khác nhau.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Quá trình khắc phục các thiếu sót máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII cũng đồng thời là quá trình ra đời của hình thái thứ ba của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng (một trong những nội dung thể hiện bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học do Mác và Ăngghen thực hiện).
Ngoài ra, trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật còn có một vài dạng khác như: chủ nghĩa duy vật tầm thường (Buykhơnơ, Môlétsốt, Phôngtơ) không thấy sự khác biệt giữa vật chất với ý thức, xem ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất.
+ Chủ nghĩa duy tâm (đối lập với chủ nghĩa duy vật): Là trường phái triết học cho rằng, ý thức, tinh thần là cái có trước, là cơ sở cho sự tồn tại của giới tự nhiên, của vật chất.
Các hình thức của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan (đại biểu: Platôn, Hêghen,..) cho rằng có một thực thể tinh thần tồn tại độc lập với con người, sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (đại biểu: Béccơly, Hium, Phichtơ,..) cho rằng cảm giác, ý thức là cái có trước, tồn tại sẵn trong con người, các sự vật, hiện tượng bên ngoài chỉ là phức hợp của cảm giác.
+ Triết học nhất nguyên luận: học thuyết triết học thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước và quyết định cái kia. Nghĩa là, cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất.
+ Triết học nhị nguyên luận: học thuyết triết học xem vật chất và ý thức là hai nguyên thể song song tồn tại, không có cái nào có trước, chúng là hai nguồn gốc tạo nên thế giới.
Triết học nhị nguyên biểu hiện tính không triệt để khi giải đáp mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, vì vậy nó thường sa vào chủ nghĩa duy tâm.
– Mặt thứ hai (Nhận thức luận): Trả lời cho câu hỏi, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Trường phái Khả tri luận: tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Không có sự sự vật, hiện tượng nào không thể biết, chỉ có những sự vật, hiện tượng con người chưa biết.
+ Trường phái Bất khả tri luận (Thuyết không thể biết): phủ nhận khả năng nhận thức của con người; coi vai trò của khoa học chỉ là liệt kê và hệ thống hóa các hiện tượng.
Thuyết Không thể biết đã bị phê phán gay gắt. Đồng thời, chính sự phát triển của khoa học và thực tiễn của con người đã bác bỏ Thuyết không thể biết một cách triệt để nhất.
GIỚI THIỆU
Triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng có vai trò đặc biệt quan trong trong việc trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho con người từ đó chỉ đạo, định hướng hoạt động của họ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nghiên cứu nội dung vai trò của triết học Mác – Lênin đối với đời sống xã hội giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về triết học và triết học Mác – Lênin làm cơ sở để nghiên cứu những nội dung cụ thể của triết học Mác – Lênin.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Để nắm vững Triết học Mác – Lênin, trước tiên phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Khi nghiên cứu Triết học Mác – Lênin phải học tập và vận dụng phương pháp tư duy trừu tượng (có khả năng khái quát và kiến thức tổng hợp).
– Việc nắm vững các nguyên lý, quy luật, phạm trù là hết sức cần thiết nhưng điều căn bản là phải biết liên hệ với thực tiễn cách mạng, đời sống XH, biết giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra (bởi vì mục đích cao cả và cuối cùng của triết học Mác – Lênin là cải tạo thế giới).
– Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực đặc thù nhưng cũng không tách rời những quy luật phổ biến của triết học. Vì vậy, cán bộ chiến sĩ trong LLVT cần nghiên cứu và nắm vững Triết học Mác – Lênin để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thiện nhân cách bản thân.
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học; rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
- Phân biệt triết học nhất nguyên luận và triết học nhị nguyên luận?
- Những hình thức phát triển cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học là gì?
- So sánh phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình; rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
- Phân tích đặc điểm và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội?
- Để nghiên cứu, học tập triết học Mác – Lênin đạt kết quả tốt cần thực hiện những yêu cầu gì?
Thông tin thêm
- Số mục 7
- Quizzes 1
- Thời lượng 2 tiết
- Skill level Sinh viên năm nhất
- Language Tiếng Việt
- Students 1
- Assessments Self
-
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
-
II. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH
-
III. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
-
caoanh
Bình luận chương 1
Video thú vị.
-
ThS Nguyễn Hữu Hồi
Vai trò của Triết học Mác - Lênin
Cần Video?