Chương 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Các giai đoạn phát triển của phép biện chứng
a) Phép biện chứng tự phát (Thời kỳ Cổ đại)
Các nhà biện chứng thời kỳ Cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận, tồn tại trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
– Hy Lạp cổ đại: Hêraclít (544 – 483 tr. CN): “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
– Ấn Độ cổ đại: Phật giáo với quan niệm “vô thường” coi bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, không có gì là vĩnh hằng mà luôn biến chuyển theo chu trình sinh – trụ – dị – diệt, theo quy luật nhân quả.
– Trung Quốc cổ đại: tư tưởng biện chứng trong các học thuyết Âm dương, Ngũ hành,…
Do chưa đạt đến trình độ đi sâu phân tích giới tự nhiên nên những quan niệm trên chỉ là trực quan và lấy tự nhiên để giải thích tự nhiên chứ chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
b) Phép biện chứng duy tâm (Thời kỳ cận đại)
Đỉnh cao của phép biện chứng duy tâm được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, Hêghen đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Nhưng đó lại là biện chứng của tinh thần, của “ý niệm tuyệt đối”. Trong sự phát triển ấy, “ý niệm tuyệt đối” “tự tha hóa” thành giới tự nhiên, xã hội và sau đó lại trở về với bản thân mình trong tinh thần (nên gọi đó là biện chứng duy tâm).
c) Phép biện chứng duy vật
Là phép biện chứng do Mác và Ăngghen xây dựng, sau đó được Lênin phát triển. Đây là phép biện chứng hoàn bị nhất, là công cụ nhận thức vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác và Ăngghen tạo ra sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng, tạo thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật bao gồm:
– Hai nguyên lý:
+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Nguyên lý về sự phát triển
– Các quy luật cơ bản (3 quy luật):
+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đố lập.
+ Quy luật phủ định của phủ định.
– Các cặp phạm trù cơ bản (6 cặp phạm trù):
+ Cái riêng và cái chung.
+ Nguyên nhân và kết quả.
+ Nội dung và hình thức.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên.
+ Bản chất và hiện tượng.
+ Khả năng và hiện thực.
GIỚI THIỆU
Triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng có vai trò đặc biệt quan trong trong việc trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho con người từ đó chỉ đạo, định hướng hoạt động của họ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nghiên cứu nội dung vai trò của triết học Mác – Lênin đối với đời sống xã hội giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về triết học và triết học Mác – Lênin làm cơ sở để nghiên cứu những nội dung cụ thể của triết học Mác – Lênin.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Để nắm vững Triết học Mác – Lênin, trước tiên phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Khi nghiên cứu Triết học Mác – Lênin phải học tập và vận dụng phương pháp tư duy trừu tượng (có khả năng khái quát và kiến thức tổng hợp).
– Việc nắm vững các nguyên lý, quy luật, phạm trù là hết sức cần thiết nhưng điều căn bản là phải biết liên hệ với thực tiễn cách mạng, đời sống XH, biết giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra (bởi vì mục đích cao cả và cuối cùng của triết học Mác – Lênin là cải tạo thế giới).
– Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực đặc thù nhưng cũng không tách rời những quy luật phổ biến của triết học. Vì vậy, cán bộ chiến sĩ trong LLVT cần nghiên cứu và nắm vững Triết học Mác – Lênin để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thiện nhân cách bản thân.
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học; rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
- Phân biệt triết học nhất nguyên luận và triết học nhị nguyên luận?
- Những hình thức phát triển cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học là gì?
- So sánh phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình; rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
- Phân tích đặc điểm và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội?
- Để nghiên cứu, học tập triết học Mác – Lênin đạt kết quả tốt cần thực hiện những yêu cầu gì?
Thông tin thêm
- Số mục 7
- Quizzes 1
- Thời lượng 2 tiết
- Skill level Sinh viên năm nhất
- Language Tiếng Việt
- Students 1
- Assessments Self
-
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
-
II. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH
-
III. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
-
caoanh
Bình luận chương 1
Video thú vị.
-
ThS Nguyễn Hữu Hồi
Vai trò của Triết học Mác - Lênin
Cần Video?